'Siêu giàu châu Á' và khoảng cách giàu nghèo

  • Ana Nicolaci da Costa
  • BBC Business
Actress Constance Wu at premier of "Crazy Rich Asians" movie in California

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Diễn viên Constance Wu trong buổi ra mắt phim Siêu giàu châu Á

Bộ phim Siêu giàu Châu Á được công chiếu hồi tháng trước ngay lập tức khiến người ta quan tâm tới số người siêu giàu đang ngày càng tăng ở khu vực này của thế giới.

Trong khá nhiều các trung tâm mua sắm tại Singapore, nơi được lấy làm bối cảnh bộ phim - ta có thể nhìn thấy những cửa hàng cao cấp bán đồ hiệu, với khách hàng ra vào mang theo các hiệu túi xách đắt tiền hiệu Prada, Gucci và Louis Vuitton.

Trông rất giống với những gì đang diễn ra tại các thành phố khác.

Nhưng khu vực này, nơi từng được coi là mô hình cho việc phát triển hợp lý, cũng đã chứng kiến tình trạng bất bình đẳng gia tăng.

Theo Oxfam, số người siêu giàu tại châu Á-Thái Bình Dương đã vượt quá con số tại Bắc Mỹ và châu Âu.

Đây là nơi có số triệu phú và tỷ phú cao nhất thế giới, nhưng cũng là nơi ở của gần hai phần ba số người lao động nghèo trên thế giới.

"Sự bất bình đẳng giàu nghèo đã đạt tới những mức báo động ở một số quốc gia trong khu vực," ông Mustafa Talpur, người đứng đầu chiến dịch vận động xóa bỏ bất bình đẳng tại Asia của Oxfam, nói.

Number of high net worth individuals by region
Chụp lại hình ảnh, Biểu đồ số liệu những người có giá trị tài sản ròng cao ở các khu vực trên thế giới

Với 585 tỷ phú, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu trong danh sách siêu giàu, theo Forbes. Trung Hoa đại lục không cách xa bao nhiêu, với số 373 người.

Nhưng nếu ta nhìn vào châu Á-Thái Bình Dương như một khu vực chung, thì nơi này vượt Mỹ với con số 600 tỷ phú, theo phân tích của Oxfam dựa theo số liệu về giới nhà giàu toàn cầu Global Wealth Databook 2017 của Credit Suisse.

Vùng châu Á-Thái Bình Dương cũng có số lượng cá nhân có tài sản ròng cao trên thế giới. Những người được tính trong nhóm này là các cá nhân có trên 1 triệu đô la, không bao gồm nhà hay bất động sản được dùng làm nơi ở chính của họ. Số người như vậy ở châu Á-Thái Bình Dương chiếm 34,1% toàn cầu, cao hơn so với 31,3% ở Bắc Mỹ, theo phúc trình của Capgemini ra hồi 2018.

Châu Á-Thái Bình Dương cũng chiếm 30,8% tổng số giá trị tài sản của người giàu, so với 28,2% ở Bắc Mỹ.

China's billionaires dominating Asia
Chụp lại hình ảnh, Trung Quốc là quốc gia có số lượng tỷ phú cao áp đảo các nước khác trong khu vực

Giới siêu giàu châu Á là ai?

Mã Hóa Đằng, còn được biết đến với tên gọi Pony Ma, là người giàu nhất châu Á và đứng thứ 17 trên thế giới, theo danh sách Forbes 2018.

Ông là giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, Tencent Holdings, là hãng sở hữu app nhắn tin WeChat cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc. Ông có giá trị ròng 45,3 tỷ đô la.

Pony Ma Huateng, chairman and chief executive officer of Tencent Holdings Ltd in China

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Pony Ma được đánh giá là người giàu có nhất châu Á

Trong số 20 tỷ phú giàu nhất theo xếp hạng của Forbes còn có Jack Ma, chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc Alibaba. Đây là một trong những công ty có giá nhất thế giới, và cổ phiếu của hãng đã tăng gần gấp đôi trong năm ngoái. Giá trị ròng của Jack Ma là 39 tỷ đô la.

Còn trong số 30 tỷ phú hàng đầu thì có Lý Gia Thành của Hong Kong và Vương Kiện Lâm của Trung Quốc, có giá trị ròng lần lượt là 34,9 tỷ đô la và 30 tỷ đô la trong danh sách của Forbes.

Lý Gia Thành kể từ đầu năm nay đã nghỉ khỏi vị trí lãnh đạo đế chế kinh doanh của mình và trao lại cho con trai cả quản lý.

CK Hutchison Holdings và CK Asset của Lý Gia Thành tham gia trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có hoạt động bán lẻ, viễn thông và điện năng.

Vương Kiện Lâm là chủ tịch tập đoàn tài chính Trung Quốc Đại Liên Vạn Đạt (Dalian Wanda). Đây là một trong những tập đoàn lớn nhất chuyên phát triển bất động sản thương mại và sở hữu chuỗi rạp chiếu phim AMC và trường quay Legendary Entertainment. Hồi năm ngoái, hãng thua lỗ nặng, phải bán đi một loạt các tài sản.

Wealth increase of high net worth individuals
Chụp lại hình ảnh, Người giàu ngày càng giàu hơn

Tình trạng bất bình đẳng ở châu Á tệ tới mức nào?

Hồi năm ngoái, 79% giá trị của cải được tạo ra ở Trung Quốc rơi vào tay 1% dân số, là những người giàu nhất nước, trong lúc 73% ở Ấn Độ thuộc về nhóm 1% những người giàu nhất, theo phân tích của Oxfam.

Và vậy là 1% dân số, gồm những người giàu nhất Trung Quốc, sở hữu 47% tổng giá trị thịnh vượng của cả nước trong năm 2017, còn ở Ấn Độ thì nhóm 1% nhà giàu nắm 45% giá trị của cải cả nước,

Tại Thái Lan, quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng cao tại Đông Nam Á, 96% số của cải tạo ra trong năm ngoái rơi vào tay 1% dân số.

Xem thêm: